Giá cà phê Đắk Lắk tăng lên 36,7 triệu đồng/tấn

Hôm nay (18/6), giá cà phê nhân xô Đắk Lắk, sau khi đi ngang trong phiên hôm qua, tăng 600.000 đồng/tấn lên 36,7 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-hom-nay3

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 32 USD từ 1.583 USD/tấn hôm qua lên 1.615 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục tăng 24-32 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 32 USD/tấn lên 1.645 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 26 USD/tấn lên 1.674 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 26 USD/tấn lên 1.691 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2017 giá tăng 24 USD/tấn lên 1.703 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 1,25-1,4 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 1,25 cent/pound lên 140,75 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 1,4 cent/pound lên 142,85 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 1,3 cent/pound lên 145,35 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 1,25 cent/pound lên 147,7 cent/pound.

Theo Viện Cepea, lượng cà phê lưu kho của Brazil, hiện đang ở mức thấp nhất 4 năm, sẽ chưa thể hồi phục trong vụ tới do sản lượng Robusta không như mong đợi.

Tiêu thụ cà phê nội địa của Brazil, khoảng 20,5 triệu bao/năm, cùng với xuất khẩu – 30,4 triệu bao trong 10 tháng đầu niên vụ 2015-2016 – đã vượt quá sản lượng của vụ trước – khoảng 49,4 triệu bao theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Cepea tỏ ra hoài nghi về khả năng hồi phục về lượng cà phê lưu kho của Brazil mặc dù thừa nhận triển vọng tốt về sản lượng Arabica năm 2016 – dự đoán đạt trên 40 triệu bao.

Lượng cà phê lưu kho của một số nước sản xuất chủ chốt khác trên thế giới cũng không cao.

Sản lượng cà phê của Việt Nam, nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới, được dự đoán giảm 30% trong niên vụ 2-16-2017.

Xuất khẩu cà phê của các nước châu Phi và Indonesia cũng có thể giảm trong niên vụ 2016-2017 do nhu cầu nội địa tăng.

Cepea cũng bày tỏ lo ngại về sản lượng Robusta của Brazil – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới. Tính đến giữa tháng 5, năng suất Robusta của Brazil thấp hơn 25% so với trung bình hàng năm.

Hiện bang Espirito Santo đã thu hoạch được 50% sản lượng Robusta trong khi bang Rondonia đã thu hoạch được 80%.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật