Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh

9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 370-465 USD/tấn, tăng 25 -45USD/tấn; giá chào bán gạo xuất khẩu loại 25% tấm phổ biến ở mức 360-410 USD/tấn, tăng 15-35 USD/tấn.

Ảnh T.L minh họa

Tháng 9/2014: Giá chào bán hầu hết các loại gạo xuất khẩu (giá FOB)  đều giảm so với tháng 8/2014 tại thị trường Thái Lan và Việt Nam. Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá phổ biến ở mức 430-435 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn; loại 25% tấm giá ở mức 400-405 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn; giá chào bán gạo của Việt Nam, loại 5% tấm dao động phổ biến ở mức 445-450, USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn, loại 25% tấm, dao động ổn định ở mức 410 USD/tấn.

Chín tháng đầu năm 2014: Giá chào bán gạo xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng trong tháng 7, tháng 8; tuy nhiên, mức giá lại giảm trở lại trong tháng 9/2014. So với cùng kỳ năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm, giá chào bán gạo của Việt Nam tăng.

Cụ thể: Tại Thái Lan, 9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 370-445 USD/tấn, giảm 50-130 USD/tấn; loại 25% tấm phổ biến ở mức 350-400 USD/tấn, giảm 100-200 USD/tấn.

Tại Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 370-465 USD/tấn, tăng 25 -45USD/tấn; giá chào bán gạo xuất khẩu loại 25% tấm phổ biến ở mức 360-410 USD/tấn, tăng 15-35 USD/tấn. Cụ thể:  ĐVT: USD/tấn

Tháng

Gạo 5% tấm

Gạo 25% tấm

Thái Lan

Việt Nam

Thái Lan

Việt Nam

Tháng 1/2014

420-440

415-430

380-400

385-395

Tháng 2/2014

420-440

385-405

380-400

375-380

Tháng 3/2014

413-430

370-400

365-390

360-375

Tháng 4/2014

390-400

380-395

355-365

360-375

Tháng 5/2014

380-395

385-410

355-365

370-375

Tháng 6/2014

370-400

395-410

350-360

360-370

Tháng 7/2014

375-435

405-465

350-360

365-410

Tháng 8/2014

430-445

420-460

360-400

390-410

Tháng 9/2014

430-435

445-450

400-405

400-410

9 tháng đầu năm 2014

370-445

370-465

350-400

360-410

9 tháng đầu năm 2013

420-575

355-420

410-560

325-395

9T/2014 so với 9T/2013

Giảm 50-130

Tăng 25-45

Giảm 60-160

Tăng 15-35

Thị trường trong nước:

Tháng 9/2014: Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường tháng 9/2014 ổn định; giá gạo tẻ thường tăng khoảng 500 đồng/kg so với tháng 8/2014, dao động phổ biến ở mức 8.000-13.000 đồng/kg.

Tại Nam Bộ, giá lúa, gạo thành phẩm xuất khẩu tháng 9/2014 giảm so với tháng 8/2014: giá lúa dao động ở mức 5.100-5.900 đồng/kg, giảm khoảng 200 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm  giá trong khoảng 8.900-9.250 đồng/kg, giảm khoảng 150 đồng/kg; loại 25% tấm giá khoảng 7.950-8.400 đồng/kg, giảm khoảng 50 đồng/kg.

Chín tháng đầu năm 2014: Giá thóc tẻ thường tại miền Bắc ổn định ở mức 6.000-6.500 đồng/kg, một số loại thóc chất lượng cao hơn giá phổ biến ở mức 7.500 – 8.500 đồng/kg. Riêng đối với gạo tẻ thường, giá ổn định ở mức 8.000 -12.500 đồng/kg (tùy chủng loại) trong 8 tháng đầu năm, và tăng khoảng 500 đồng/kg trong tháng 9 lên mức 8.000 -13.000 đồng/kg. So với cùng kỳ 2013, giá thóc tại miền Bắc ổn định, trong khi giá gạo tăng khoảng 500 đồng/kg.

Do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nên giá thóc, gạo tại Nam Bộ có nhiều biến động; giá thóc gạo thành phẩm xuất khẩu loại 25% tấm tại miền Nam có xu hướng giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm, tăng vào tháng 4, tháng 5. Sau khi giảm giá vào tháng 6, giá thóc, gạo xuất khẩu đã tăng trở lại trong tháng 7. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 8 đến nay, giá thóc, gạo thành phẩm xuất khẩu theo xu hướng giảm. Riêng giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giảm trong 2 tháng đầu năm và tăng liên tục từ tháng 3 đến tháng 8 và chững lại trong tháng 9/2014.

Tính chung chín tháng đầu năm 2014, giá thóc tại miền Nam phổ biến ở mức 4.750 – 6.200 đồng/kg, giảm khoảng 50 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2013; giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 7.750-9.250 đồng/kg (một số tỉnh giá tháng 7 ở mức cao 9.400-9.500 đồng/kg), tăng khoảng 600-900 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2013; giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 25% tấm phổ biến ở mức 7.950-8.400 đồng/kg, tăng khoảng 700-750 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2013.

Cụ thể:   ĐVT: Đồng/kg

Tháng

Miền Bắc

Nam Bộ

Thóc tẻ thường

Gạo tẻ thường

Thóc tẻ thường

Gạo thành phẩm 5% tấm

Gạo thành phẩm 25% tấm

Tháng 1/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.250-6.000

8.150-8.350

7.750-7.850

Tháng 2/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.550-5.750

8.150-8.450

7.650-7.750

Tháng 3/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.220-5.800

7.750-7.850

7.250-7.350

Tháng 4/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.750-6.000

7.750-8.000

7.200-7.500

Tháng 5/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.825-6.150

7.850-8.250

7.300-7.650

Tháng 6/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.850 – 6.050

7.875-8.400

7.150-7.550

Tháng 7/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.950-6.100

8.200-8.700

7.450-7.700

Tháng 8/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.100-6.200

9.050-9.250

8.000-8.400

Tháng 9/2014

6.000-8.500

8.000-13.000

5.100-5.900

8.900-9.250

7.950-8.400

9 tháng đầu năm 2014

6.000-8.500

8.000-13.000

4.750-6.200

7.750-9.250

7.200-8.400

9 tháng đầu năm 2013

6.000-8.500

8.000-12.500

4.600-6.200

7.150-8.500

6.450-7.700

9T/2014 so với 9T/2013

Ổn định

Tăng 500

Tăng 150

Tăng 600-900

Tăng 700-750

Về tình hình xuất khẩu gạo: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo từ 1/9/2014 đến 25/9/2014 đạt 327.344 tấn, trị giá FOB là 138,923 triệu USD. Luỹ kế xuất khẩu gạo từ 01/1/2014 đến 25/9/2014 đạt 4.570 triệu tấn, trị giá FOB là 1,969 tỷ USD.

Nguyên nhân: Giá chào bán gạo xuất khẩu tại Thái Lan giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm do Chính phủ Thái Lan tạm dừng chương trình thế chấp lúa, gạo cho nông dân; nhu cầu gạo không cao trong khi nguồn cung khác lại khá lớn và tác động của những bất ổn chính trị tại nước này.

Sang tháng 7 giá chào bán gạo tăng trở lại do nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, từ thời điểm cuối tháng 8 và tháng 9 do áp lực từ lượng gạo tồn kho và thu hoạch từ vụ lúa chính cùng với việc ít nhận được hỗ trợ từ Chính phủ như trước đây đã tác động làm giá chào bán gạo tại Thái Lan giảm.

Giá lúa gạo trong nước tăng trong tháng 4 và tháng 5 sau khi giảm liên tục 3 tháng đầu năm do tác động của việc Việt Nam trúng thầu 800.000 tấn gạo bán cho Philipines và chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, giá lúa lại giảm trở lại trong tháng 6 do tồn kho cao trong khi nhu cầu thị trường ở mức thấp. Riêng giá gạo thành phẩm 5% tấm tăng trong tháng 6 do các doanh nghiệp thu mua để thực hiện hợp đồng đã ký xuất cho Philipines, CuBa.

Sang tháng 7 và tháng 8 do các quốc gia như Phillippines, Malaysia và Indonesia gia tăng nhu cầu nhập khẩu đã tác động làm giá chào bán gạo xuất khẩu và giá lúa gạo trong nước tăng.

Tuy nhiên, từ thời điểm cuối tháng 8 và tháng 9 giá lúa gạo trong nước đã giảm nhưng vẫn ở mức cao do nhu cầu thu mua gạo của các doanh nghiệp để phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu khá lớn trong khi lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp không nhiều.

Dự báo: Ấn Độ và Thái Lan bắt đầu vụ thu hoạch chính thức từ tháng 9/2014 nên nguồn cung gia tăng trong khi nhu cầu nhập khẩu cũng tăng, do đó dự báo giá gạo thế giới và giá lúa, gạo trong nước tháng 10 ổn định.

Nguồn Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính